(Để chèo chống doanh nghiệp thành công phải có LÃNH ĐẠO GIỎI)
Dưới đây là những phẩm chất chính của một nhà lãnh đạo:
• Lòng dũng cảm kiên định.
Điều này tùy thuộc vào kiến thức và nghề nghiệp của mỗi người. Chẳng có nhân viên nào muốn làm việc dưới sự chỉ đạo của một người lãnh đạo thiếu can đảm và tự tin. Chẳng có người thừa lệnh thông minh nào lại chấp nhận một người sếp như vậy.
• Tự kiểm soát.
Những người không biết tự kiểm soát bản thân thì chắc chắn cũng không thể kiểm soát được người khác. Một người lãnh đạo kiểm soát bản thân tốt chính là tấm gương để nhân viên noi theo và tự cố gắng vươn lên để được như lãnh đạo của mình.
• Công bằng.
Nếu người lãnh đạo không công bằng thì sẽ không được nhân viên dưới quyền tôn trọng. Có quyết định rõ ràng. Nếu vị lãnh đạo hay tỏ ra không cương quyết và dao động trong các quyết định, không tự tin vào bản thân mình tức là anh ta không thể lãnh đạo người khác hiệu quả.
• Có kế hoạch cụ thể.
Người lãnh đạo thành công nào cũng có kế hoạch làm việc cụ thể và làm việc theo kế hoạch đó. Người lãnh đạo làm việc chỉ dựa trên khả thi thì cũng giống như bạn đang ngồi trên chiếc phỏng đoán, không có kế hoạch chi tiết, cụ thể và khả thi thì cũng giống như bạn đang ngồi trên chiếc thuyền tròng trành không buồn, không bánh lái và bạn sẽ lao vào đá và chìm nghỉm trong dòng nước.
• Thói quen làm việc nhiều hơn mức lương được trả.
Một trong những “sự khổ sai” của người lãnh đạo là họ phải làm việc nhiều hơn và tốt hơn những gì họ yêu cầu cấp dưới.
• Tính cách dễ chịu.
Chẳng có ai luộm thuộm hay vô tổ chức lại trở thành nhà lãnh đạo thành công cả. Người lãnh đạo cần phải được cấp dưới tôn trọng. Nhân viên chắc chắn sẽ không thể tôn trọng lãnh đạo của mình nếu người lãnh đạo không chú ý đến những yếu tố cần thiết để tạo nên “một tính cách dễ chịu”.
• Cảm thông và thấu hiểu.
Người lãnh đạo thành công phải biết cách thông cảm với nhân viên dưới quyền. Ngoài ra, anh ta phải hiểu được nhân viên và các vấn đề của họ.
• Nắm vững các chi tiết.
Một nhà lãnh đạo thành công cần kiểm soát được công việc đến từng chi tiết nhỏ.
• Sẵn lòng chịu toàn bộ trách nhiệm.
Người lãnh đạo thành công luôn sẵn sàng nhận trách nhiệm nếu, người dưới quyền mắc sai lầm. Những người thích né tránh và đùn đẩy trách nhiệm cho người khác sẽ không thể giữ được cương vị lãnh đạo của họ lâu dài. Nếu một trong số những nhân viên của họ mắc lỗi và không làm tốt công việc của mình, người lãnh đạo cần hiểu rằng chính anh ta mới là người thất bại và có lỗi.
• Hợp tác.
Người lãnh đạo cần hiểu và áp dụng nguyên tắc cùng nỗ lực hợp tác và thuyết phục được cấp dưới cũng làm như vậy. Nhà lãnh đạo cần có sức mạnh và sức mạnh thì cần có sự hợp tác.