Có được đơn hàng không phải là đã thành công; mà thành công phần lớn nằm ở tỷ lệ khách hàng quay trở lại.
Vì điều đó chứng tỏ sản phẩm/dịch vụ của bạn tốt cùng chế độ chăm sóc tuyệt vời.
Thành quả chính là doanh số ổn định và giảm đáng kể chi phí quảng bá cho khách hàng mới.
Sau đây có 4 “kỹ xảo” làm tăng tỷ lệ quay trở lại của khách hàng.
1. Phục vụ sau bán hàng (hậu mãi) tốt có thể tăng tỷ lệ quay trở lại của khách hàng với sản phẩm
Không sản phẩm nào là hoàn hảo; để sản phẩm của mình phát huy tốt nhất giá trị của nó thì người bán hàng phải làm tốt công việc phục vụ sau bán hàng.
Phục vụ sau bán hàng tốt không chỉ làm cho sản phẩm của mình đi từ chỗ khiếm khuyết đến hoàn thiện; mà còn giúp chiếm được tình cảm của khách hàng.
Vì thế, muốn sản phẩm của mình thu hút được khách hàng và tăng tỷ lệ khách hàng quay trở lại; tiến tới bước phát triển đột phá trong bán hàng; thì việc phục vụ sau bán hàng phải có bước chuyển biến tốt.
2. Giá cả hợp lý là yếu tố quan trọng giúp tăng tỷ lệ khách hàng quay trở lại với sản phẩm
Mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm không chỉ phụ thuộc vào chất lượng mà giá cả sản phẩm cũng là nhân tố quan trọng.
Vì vậy, người bán hàng phải định vị hợp lý sản phẩm để định ra giá cả hợp lý, giúp tỷ lệ quay trở lại của khách hàng với sản phẩm nhiều hơn.
Đương nhiên, khi định giá, người bán hàng không chỉ định vị hợp lý sản phẩm của mình. Mà còn phải xem xét đến điểm tiếp cận lợi ích của cả bên bán và bên mua.
Chỉ khi giá cả của sản phẩm vừa khiến người mua chấp nhận được, vừa khiến người bán hài lòng thì đó mới là một lần kinh doanh thành công.
Trong điều kiện cả bên mua và bên bán đều hài lòng, tỷ lệ khách hàng quay trở lại với sản phẩm mới có hiệu ứng tích cực.
3. Từ chối một cách khéo léo những đòi hỏi bất hợp lý của khách hàng cũng giúp tăng tỷ lệ quay trở lại của khách hàng đối với sản phẩm
Từ chối khách hàng một cách nghệ thuật không những không làm mất thiện cảm của khách hàng; mà còn khiến khách hàng có ý nghĩ “sản phẩm tốt thì phải như vậy”.
Từ đó tăng tỷ lệ quay trở lại của khách hàng đối với sản phẩm.
Nhưng rất nhiều người bán hàng lại cho rằng; dù đòi hỏi của khách hàng không hợp lý; nếu từ chối sẽ gây phản cảm cho họ.
Thật ra đây là nhận thức rất sai lầm; một quy tắc quan trọng của thị trường kinh doanh là để tư duy của người bán dẫn dắt tư duy của người mua.
Trước những đòi hỏi bất hợp lý của khách hàng; người bán phải biết cách từ chối.
Đương nhiên, đề xuất ý kiến từ chối phải hợp lý và khéo léo để không làm mất lòng khách hàng.
Điều này đòi hỏi người bán hàng vừa phải nắm bắt được tâm lý khách hàng; vừa phải tế nhị trong cách nói.
4. Tính chuyên nghiệp trong quảng cáo sản phẩm có vai trò quyết định đối với việc tăng tỷ lệ quay trở lại
Thông thường, quảng cáo của nhà sản xuất đạt trình độ rất cao; cả về tính chuyên nghiệp và tính quảng cáo.
Nhưng quảng cáo sản phẩm không chỉ là việc của nhà sản xuất; quảng cáo quan trọng nhất; tỉ mỉ nhất lại đến từ tài ăn nói của người bán hàng.
Vì hạn chế của khuôn khổ và quy mô giá thành. Quảng cáo của nhà sản xuất thường chỉ lựa chọn ưu thế giữa sản phẩm nổi trội và sản phẩm cạnh tranh cùng loại;
Điều này đòi hỏi người bán hàng phải định vị sản phẩm và giới thiệu chu đáo; chuyên nghiệp công dụng của sản phẩm với khách hàng.
Như vậy khách hàng sẽ có thiện cảm và tiếp tục mua sản phẩm.