1. Nguyên tắc về Sự Khác nhau Độc đáo:
Những người giải quyết vấn đề xuất sắc nhất; không cố gắng tìm hiểu xem người khác đã làm gì với vấn đề tương tự; Họ không sao chép (copy); hay nhân bản (clone) giải pháp của người khác để áp dụng nó vào tình huống của mình.
Họ không bao giờ cho rằng những cách giải quyết vấn đề giống nhau có thể được áp dụng thành công vào những vấn đề bề ngoài có vẻ giống nhau (nhưng thực chất rất khác nhau).
Nguyên tắc đầu tiên được định nghĩa như sau: mỗi vấn đề ngay từ đầu phải được xem là duy nhất, khác biệt nhất.
Những người có liên quan trong một dự án luôn luôn tư duy khác nhau; Các mục đích cần đạt được cũng khác nhau. Và các giải pháp công nghệ có sẵn; có thể mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều trong thời điểm hiện tại; So với việc kỳ vọng vào những công nghệ “sẽ” ra đời trong tương lai.
2. Nguyên tắc thứ hai là Triển khai Mục đích:
tức tìm hiểu cặn kẽ mục đích của mục đích, của mục đích… là gì và bối cảnh của những giải pháp lớn hơn.
Các nghiên cứu cho thấy chất lượng của những giải pháp này cao hơn đáng kể; so với chất lượng của các giải pháp được rút ra từ các phương pháp quen thuộc.
3. Nguyên tắc thứ ba là Giải pháp Tiếp theo.
Nguyên tắc này nói rằng có giải pháp mục tiêu lý tưởng; sẽ dẫn đến những giải pháp đổi mới mạnh mẽ. Và định hướng cho tiến trình thay đổi thực tế mà bạn sẽ thực hiện.
4. Nguyên tắc thứ tư là Thiết lập Hệ thống:
Mọi vấn đề không tồn tại một cách độc lập, riêng lẻ mà có liên quan đến chuỗi các vấn đề khác.
Giải pháp cho từng vấn đề phải được xác định rõ trong mối quan hệ hữu cơ với các vấn đề và các giải pháp khác.
5. Nguyên tắc thứ năm gọi là Thu thập Thông tin có Giới hạn.
Nguyên tắc này nói rằng ngay từ đầu, bạn nên đặt giới hạn cho những điều bạn biết về vấn đề.
Khi tiếp cận một vấn đề; bạn có thể tiết kiệm thời gian và công sức bằng cách không thu thập thông tin tràn lan. Và cũng không nên xét lại các nghiên cứu đã được thực hiện.
Mọi người, kể cả các chuyên gia, đều có thể xử lý tốt các dữ liệu “mềm” và không đầy đủ; những người giải quyết vấn đề giỏi biết rằng thật sự chẳng bao giờ có loại “dữ liệu cứng”, hay dữ liệu đáng tin cậy 100%.
6. Nguyên tắc thứ 6: Lôi kéo người khác tham gia
Trường hợp kiểm soát sâu hại nói trên chứng tỏ những người bất đồng quan điểm cũng có thể cùng tham gia xử lý vấn đề hiệu quả bằng cách tập trung trước hết vào các mục đích.
Người giải quyết vấn đề giỏi là người biết huy động những tiếng nói khác nhau nhưng có cùng mục đích trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp tối ưu.
Đây là cốt lõi của nguyên tắc thứ sáu: Lôi kéo Người khác Tham gia.
7. Nguyên tắc thứ bảy thay đổi và cải tiến liên tục
Bác bỏ nguyên tắc “lối mòn” cho rằng bạn không cần sửa đổi điều gì nếu sản phẩm của bạn không bị hư hỏng.
Nguyên tắc này nói rằng bạn cần thay đổi và cải tiến liên tục, bất kể đó là một giải pháp từng được xem là tốt nhất. Bạn phải cải tiến liên tục một tình huống hoặc một chi tiết nào đó để ngăn chặn sự tụt hậu, hao mòn và tổn thất.
—-
(Theo Tư Duy Đột Phá)