1. Lập trình kế hoạch để thoát khỏi trì hoãn
Vào đầu ngày mới bạn nên bắt đầu bằng 1 checklist tức danh sách công việc để vượt qua sự trì hoãn trong tâm trí của mình. Hãy ước tính thời gian của bạn để hoàn thành công việc hàng ngày của bạn.
2. Phân công nhiệm vụ chi tiết rõ ràng
“Kẻ trì hoãn” thường là người cầu toàn và đôi khi điều đó đồng nghĩa với việc họ đảm nhận quá nhiều trọng trách đôi khi vì quá tự tin vào bản thân hay thiếu tin tưởng các cộng sự. “Đôi vai đã nặng” kích hoạt cảm giác quá tải, dần đến xu hướng gia tăng thêm deadline và lặp lại một vòng luẩn quẩn sinh ra bệnh trì hoãn trầm trọng.
3. Hạn công việc càng ngắn ngày càng tốt
Một lý giải cho hội chứng Akrasia – hội chứng con người làm một việc khác thay vì việc đã lên kế hoạch từ trước tiết lộ rằng khi con người lên kế hoạch như học ngoại ngữ, đi du học hay giảm cân,… thì não bộ phát tín hiệu sẽ từ từ thực hiện vì đó là kế hoạch “trong – tương – lai”. Bởi lẽ trên, bạn nên thiết lập một deadline ngắn hạn chi tiết và xứng đáng với năng lực hiện tại bởi não bộ coi trọng phần thưởng trước mắt thay vì phần thưởng ở tương lai.
4. Dùng Táo tập trung 25 phút Pomodoro
Phương pháp này giúp tập chung giải quyết tất cả những công việc một cách tuyệt vời. Pomodoro (Đầy đủ theo tiếng Anh là Pomodoro Technique) là 1 phương pháp quản lí thời gian để nâng cao tối đa sự tập trung trong công việc được giới thiệu bởi Francesco Cirillo – CEO của 1 công ty phần mềm người Italia vào năm 1980.
Trong tiếng Italia Pomodoro có nghĩa là quả cà chua – Lý do là Francesco Cirillo đã dùng 1 chiếc đồng hồ hình quả cà chua để theo dõi thời gian khi sáng tạo ra phương pháp này…
Hầu hết mọi người đều làm việc kém hiệu quả vì sự mất tập trung. Theo nghiên cứu, khi chúng ta đang tập trung làm một việc gì đó mà có một việc khác xen vào (VD như nghe điện thoại) thì cần ít nhất 15 phút để có thể lấy lại được sự tập trung vào công việc chính.
Sự tập trung sẽ bị ảnh hưởng bởi những công việc không liên quan, bởi sự mệt mỏi vì làm việc dài nhiều giờ, bởi kỷ luật bản thân…
Nếu tập trung được thì trì hoãn sẽ biến mất
5. Thiết lập hệ thống phần thưởng cho bạn mỗi khi hoàn thành
Não bộ rất thích phần thưởng vì vậy việc khen thưởng luôn được khuyến khích trong một môi trường làm việc trẻ trung và chuyên nghiệp. Điều này chứng tỏ sự ghi nhận những nỗ lực và cải thiện theo thời gian, mang lại nguồn cảm hứng và động viên, gia tăng động lực của sáng tạo và phát triển vô tận.
6. Ăn mừng khi hoàn thành
Đôi khi làm lố lên để có cảm giác chiến thắng điên cuồng để lần sau có mong muốn tìm lại cảm giác ấy. Có động lực hơn nhiều so với ta không ăn mừng. trong một khóa học của diễn giả số 1 Việt Nam Phạm Thành Long tôi học được cách ăn mừng thú vị đó là nhảy mạnh mẽ và ăn mừng cùng người xung quanh.
P/s: Hãy vượt qua cảm xúc buông bỏ và trì hoãn nhé! Càng trì hoãn càng đau đớn. nếu bắt đầu được thì tất cả sẽ dễ dàng hơn. Hãy bắt đầu với những ý tưởng và công việc nhỏ thôi.
Có bước 1 sẽ có bước hai. 123 làm thôi!