20 ĐIỀU ĐỪNG LÀM KHI THƯƠNG LƯỢNG

20 ĐIỀU ĐỪNG LÀM KHI THƯƠNG LƯỢNG

Khi chúng ta làm kinh doanh, làm marketing thì luôn có nhiều cuộc thương lượng đúng không nào. Và ắt hẳn mỗi lần thương lượng bạn luôn muốn mình chiến thắng?

Vậy thì hãy xem ngay bài viết này! Chắc chắn bạn sẽ nâng tỷ lệ chiến thắng cao hơn!

== 20 ĐIỀU ĐỪNG LÀM KHI THƯƠNG LƯỢNG ==

HÃY THỰC TẾ, ĐỪNG TƯỞNG TƯỢNG QUÁ NHIỀU

1. Đừng tưởng rằng đằng sau mỗi lần nhượng bộ sẽ lại đến một lần hưởng lợi. Sẽ đến lúc mọi thứ phải dừng lại.

2. Đừng cho rằng sau mỗi điều khoản bạn chịu thiệt, bạn sẽ chắc chắn phải nhượng bộ một điều khoản khác. Không nhất thiết phải tìm cách chạy trên con dốc trơn trượt đâu. Khi kẹt trên một con dốc dính, mặt đất phía trước không hề bị đe dọa bởi sự nhượng bộ của bạn. Bí quyết là hãy tạo ra những điểm dính với sự nhượng bộ của bạn.

20 cách thắng thế khi thương lượng

HẠN CHÓT

3. Đừng để đối phương biết được hạn chót của bạn. Nếu bạn làm vậy, họ sẽ chiếm thế thượng phong. Đó chính là một sự nhượng bộ ngớ ngẩn. Một khi đối phương biết được hạn chót của bạn, họ sẽ tìm cách kéo dài cuộc thương lượng và chỉ nghiêm túc thảo luận khi hạn chót của bạn đã cận kề. Và bởi phải chịu áp lực thời gian, bạn sẽ buộc phải chấp nhận nhiều điều khoản bất lợi.

4. Đừng quên quy tắc 80-20: 80 % những hành động nghiêm túc sẽ diễn ra trong khoảng 20 % thời gian cuối cùng trước khi đến hạn chót.

5. Đừng tự mình đặt ra giới hạn. Giới hạn sẽ cản trở khả năng linh hoạt của bạn. Vậy nên đừng quá lo lắng về nó. Hãy luôn tự hỏi mình, “Giới hạn của ai ảnh hưởng xấu đến mình hơn? Của mình hay của họ?”

6. Đừng lo lắng về giới hạn của họ. Hãy luôn nhớ rằng, giới hạn đó sẽ cản trở khả năng linh hoạt của họ, vậy nên hãy để mặc họ lo lắng về nó. Bạn sẽ linh hoạt hơn rất nhiều khi không có giới hạn.

LỢI NHUẬN

7. Đừng trở thành người chấp nhận điều khoản thiệt lớn nhất trong quá trình giao dịch . Nếu làm được vậy thì thường chúng ta sẽ được nhiều hơn là mất.

BẢN NGÃ

8. Đừng bỏ ra ngoài khi bạn nhận được một lời đề nghị kỳ quặc. Hãy kiềm chế cái tôi của mình lại và tỏ ra lịch sự. Hãy chờ xem lời đề nghị ấy sẽ đi về đâu.

9. Đừng xúc phạm người khác khi bạn nhận được lời đề nghị nhảm nhí.

10. Đừng cố lấy lòng đến mức cho đi cả một cửa hàng chỉ để đổi lấy một nụ cười. Đừng tự cao đến mức không quan tâm đối phương có vừa mắt với nhân cách của bạn hay không .

SAI LẦM

11. Đừng cố che giấu lỗi lầm của mình. Hãy nói ra rằng bạn đã nhầm khi muốn rút lại một điều khoản, điều này khiến cho hành vi của bạn dễ dàng được chấp nhận hơn.

12. Đừng phạm lỗi quá nhiều. Đối thủ sẽ nghĩ rằng bạn không chú tâm hoặc đang cố gắng lừa họ,

THỜI GIAN

13. Đừng bao giờ là người đưa ra điều khoản trước. Hãy giữ những yêu cầu của bạn trong vòng bí mật, trong khi để đối phương tiết lộ những yêu cầu của họ.

14. Cũng đừng ngại ngần khi rút lại một điều khoản. Bất cứ điều gì cũng đều chỉ là tương đối cho đến khi hai bên ký kết hợp đồng.

15. Đừng bao giờ là người đầu tiên nói câu “Hãy chia đôi phần chênh lệch”. Đây có lẽ chính là điều không nên làm nhất trong tất cả. Tại sao ? Bởi nó sẽ thể hiện cho đối phương thấy lợi nhuận của bạn trước khi bạn biết được lợi nhuận của họ. Người nào đề nghị chia đôi phần chênh lệch trước sẽ là kẻ thua cuộc.

16. Không bao giờ đưa ra quyết định trước khi biết được tất cả các yêu cầu.

17. Đừng thể hiện quá sớm rằng bạn sắp nhượng bộ. Điều này ngay lập tức sẽ làm tăng kỳ vọng cho đối thủ. Tốt hơn hết là chỉ thể hiện điều này khi đến lượt bạn đàm phán, càng muộn càng tốt.

18. Đừng chấp nhận bất cứ điều khoản nào quá sớm  Nếu bạn chấp nhận một đề nghị quá nhanh mà không mặc cả lần nào, đối phương sẽ nghĩ rằng họ đã cho đi nhiều hơn là nhận lại và sẽ cố gắng rời bàn đàm phán.

NGÔN TỪ

19. Đừng ngại ngần nói “Không”. Thực tế, bạn càng từ chối nhiều thì mọi chuyện sẽ càng dễ dàng với bạn hơn.

20. Đừng nói “Tôi sẽ nghĩ về chuyện đó” quá sớm hay quá nhiều lần. Những từ này thực chất là một hình thức nhượng bộ, bởi họ sẽ nâng cao kỳ vọng. Nhắc lại, đừng bao giờ nhượng bộ điều gì mà không đòi hỏi được thứ nào đó khác tương xứng. Thay vào đó hãy nói “Tôi được lợi gì từ việc này ? Nhưng đó chỉ là khi bạn đang ở thế thượng phong so với đối thủ mà thôi.

 Trước giờ bạn thường mắc phải lỗi số mấy?

Nếu bạn không vướng lỗi nào thì chúc mừng bạn, bạn quả là nhà thương lượng tuyệt vời!!

Share:FacebookX
Bình luận ý kiến