5. GIỮ CHO MỌI THỨ LUÔN ĐƠN GIẢN
Đừng quá cố gắng viết sao cho thật ấn tượng. Viết cũng như nói – càng rõ ràng và đơn giản càng tốt. Tránh sử dụng những từ quá dài và hiếm gặp. Hãy sử dụng thứ ngôn ngữ đơn giản thường nhật. Viết câu từ, đoạn văn càng ngắn gọn càng tốt. Đừng khiến cho văn bản của bạn trở nên lộn xộn với những ý tưởng và câu chữ thừa thãi.
Bạn viết không phải làm để được chấm điểm, bạn viết để chia sẻ những thông tin sẽ giúp bạn tạo dựng, củng cố mối quan hệ với khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng.
Điểm duy nhất đáng quan tâm ở đây là: Bạn đã truyền đạt được đúng thông tin một cách chính xác hết sức có thể chưa.
Tránh viết những đoạn văn dài lê thê, kể lể tràng giang đại hải. Độc giả không muốn đọc một đoạn văn kéo dài hết từ trang này đến trang khác đâu. Hãy chia tách thông điệp của mình ra thành từng phần nhỏ.
Hãy sử dụng tiêu đề nhỏ để tổ chức từng đoạn văn và giới thiệu những ý mới. Các tiêu đề nhỏ thường gây chú ý và có khả năng “quảng cáo” cho các đoạn văn.
Hãy nhớ rằng độc giả thường sẽ đọc lướt thông điệp của bạn một lần trước khi thực sự đọc nó; Để tìm kiếm những thông tin hoặc câu chữ khiến họ cảm thấy muốn tìm hiểu thêm.
Tương tự thế, hãy sử dụng dấu đầu dòng và các con số để liệt kê thông tin thành từng đoạn dễ chú ý.
Cách liệt kê như vậy sẽ tạo ra hứng thú trực quan và những khoảng trắng trong thông điệp của bạn, làm tăng khả năng được đọc.
6, BẮT ĐẦU TỪ SỚM
Đừng lầm tưởng rằng việc viết lách sẽ trở nên dễ dàng hơn vào phút chót. Đó là một lầm tưởng phổ biến vô cùng nguy hiểm.
Những phút cuối trong thời hạn có khả năng gây căng thẳng đến mức làm tê liệt khả năng suy nghĩ và viết của bạn.
Bạn có thể cảm thấy “nhiệt huyết” hơn khi căng thẳng. Nhưng sự căng thẳng cũng có thể khiến bạn mất năng lực liên kết logic, và cả khả năng đưa ra những lựa chọn chính xác khi viết.
Chắc chắn những bài viết sát hạn cuối sẽ dẫn đến những sai lầm, thiếu sót và mơ hồ đáng xấu hổ.
Hãy cố gắng hoàn thiện bài viết của mình sớm một ngày so với thời hạn, và xem lại nó vào ngày hôm sau.
Đừng bao giờ đăng tải, xuất bản hay nộp một văn bản mà bạn chỉ vừa hoàn thành trong chốc lát.
Thay vào đó, hãy đặt nó sang một bên trong một giờ, hay tốt hơn là qua một đêm. Sau đó thật cẩn thận đọc lại những gì mình đã viết.
Hãy đọc lên thật to.
Đọc lên thành tiếng sẽ làm lộ rõ những lỗi và thiếu sót mà bạn đã mắc phải trong ngày hôm trước.
Đọc lên thành tiếng giúp bạn xác định được những vị trí ngắt nghỉ không chính xác. Những cụm từ không hay hoặc những ý tưởng thừa thải.
7. DUY TRÌ SỰ NHẤT QUÁN
Tuyệt đối không viết dài dòng. Thường xuyên luyện tập thói quen viết ngắn gọn súc tích. Bạn sẽ tiến bộ hơn rất nhiều nếu dành ra 15 – 30 phút mỗi ngày để luyện viết. Vào cuối ngày, hãy xem lại những gì bạn đã viết và nghĩ xem ngày mai mình muốn viết gì. Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi thấy mình dần trở nên hoàn thiện qua mỗi buổi tập viết ngắn.
8. ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT TỪ ĐIỂM NHÌN CỦA MỘT CÔNG CỤ TÌM KIẾM
Cần tránh “cái nhìn thiển cận của người viết”. Hãy đánh giá bài viết của mình từ điểm nhìn của một công cụ tìm kiếm.
Sự thiển cận xảy ra khi bạn tập trung hoàn toàn vào ý tưởng của dự án, mà bỏ quên các từ khóa. Hay những yêu cầu tối ưu của các công cụ tìm kiếm; để khách hàng tiềm năng có thể tìm thấy bài viết của bạn.
Sau khi chỉnh sửa lỗi chính tả và ngữ pháp. Hãy kiểm tra lại các – từ khóa và cụm từ khóa mà bạn biết rằng rất quan trọng; có thể thu hút những khách hàng tiềm năng chất lượng.
Hãy chắc chắc rằng bạn đã có chúng trong tựa đề; tiêu đề; những đoạn văn mở nút và thắt nút quan trọng.
9. CỐ GẮNG ĐẠT ĐẾN SỰ HIỆU QUẢ
Cần tránh để phát sinh guồng quay mới mỗi khi bạn thực hiện một dự án mới. Hãy tạo ra một hệ thống để theo dõi các ý tưởng của bạn. Và tái chế, định hình lại, sau đó tái sử dụng chúng theo những cách khác nhau trong tương lai.
Ví dụ, hãy tìm cách chuyển đổi bài đăng trên blog thành bài báo, thành một chương sách, podcast, bài diễn văn, hay giáo trình chẳng hạn.
Ngoài ra, tìm cách để có thể cung cấp nội dung của bạn dưới dạng một bài báo hoặc viết thành một dạng bài đăng của khách trong các blog khác mà bạn ghé thăm.
Hãy theo dõi bài viết của bạn. Để ý xem bài viết và chủ đề nào thu hút nhiều sự quan tâm của các phương tiện truyền thông xã hội và có nhiều bình luận nhất. Chú ý xem các từ khóa nào thu hút nhiều khách truy cập vào blog hoặc trang web nhất.
Lưu và sao lưu các văn bản của mình theo những cách giúp bạn dễ dàng định vị và truy cập các bài viết cũ nhất.
Ví dụ, nếu bạn viết bài đăng trên WordPress; hãy sao chép và lưu mỗi bài viết dưới dạng một tập tin riêng biệt, trong trình xử lý văn bản.