Với Chuyên Gia Bán Hàng, CHỈ CẦN NHÌN “ĐỘNG TÁC TAY” LÀ ĐÃ BIẾT ĐỐI PHƯƠNG CÓ MUỐN MUA HÀNG HAY KHÔNG!
Khi nói chuyện, bàn bạc với một người về quan điểm hay ý kiến nào đó, bạn chỉ cần quan sát động tác tay của họ là sẽ phát hiện ra thái độ của họ đối với quan điểm đó như thế nào. Động tác tay khác nhau sẽ thể hiện ý nghĩa khác nhau.
Nếu nhân viên bán hàng hiểu được ý nghĩa của các động tác tay; thì sẽ nắm bắt tâm lý khách hàng tốt hơn. Từ đó, nâng cao tỉ lệ bán hàng thành công.
Vậy với động tác “tiếp cận gần hơn” của khách hàng, nhân viên bán hàng cần phản ứng như thế nào ?
1. Rút ngắn khoảng cách với khách hàng
Khi khách hàng có động tác tay “tiếp cận gần hơn”; chứng tỏ khách hàng muốn khoảng cách giữa bạn và họ gần hơn. Hoặc khách hàng muốn nói với bạn những điều mà họ không muốn người khác nghe thấy.
Lúc này, người bán hàng thông minh nên làm theo ý của khách; Lại gần nói chuyện với khách. Thỏa mãn nhu cầu và tâm lí của khách; Sau đó áp dụng biện pháp xử lí phù hợp.
2. Khách hàng muốn quan sát và kiểm tra sản phẩm
Động tác tay “tiếp cận gần hơn” có thể xuất hiện khi người bán hàng đang giới thiệu sản phẩm cho khách.
Xuất hiện động tác này chứng tỏ khách hàng chưa nhìn rõ sản phẩm hoặc muốn quan sát tỉ mỉ, kiểm tra sản phẩm kĩ hơn. Giống như muốn nói “Cậu mang lại gần một chút được không, tôi không nhìn thấy rõ”.
Lúc này, người bán hàng cần thỏa mãn ngay nhu cầu của khách, bởi chỉ khi khách tin tưởng vào sản phẩm, họ mới quyết tâm mua.
3. Nếu có thể, hãy để khách hàng dùng thử
Nếu bạn cầm sản phẩm giới thiệu, khách hàng có động tác tay muốn “tiếp cận gần hơn”; thì hãy để họ sử dụng hoặc thử nghiệm.
Động tác tay này chứng tỏ họ rất có hứng thú với sản phẩm, nhưng hứng thú này cần được minh chứng rõ hơn, mà cách tốt nhất chính là để khách hàng dùng thử.
Việc dùng thử này sẽ nâng cao tỉ lệ thành công trong việc kí kết đơn hàng.
QUAN SÁT “NHẤT CỬ NHẤT ĐỘNG” CỦA KHÁCH HÀNG ĐỂ CHỐT ĐƠN HIỆU QUẢ
Trong quá trình giao tiếp, vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên một số người sẽ chọn cách thức biểu đạt bằng ngôn ngữ cơ thể; động tác tay “tiếp cận gần hơn” là một trong những cách thức đó.
Khi thấy khách hàng có động tác này, nhân viên bán hàng cần căn cứ vào tình hình cụ thể để có phản ứng hợp lí.
Chú ý coi khách hàng là trung tâm tạo cơ hội cho họ thử sử dụng sản phẩm; để họ yên tâm, tin tưởng vào sản phẩm. Như vậy mới có thể thúc đẩy hành vi “mua” của khách hàng.