Dứoi đây là cách khai thác dữ liệu từ KHÁCH HÀNG CŨ để có thêm nhiều KHÁCH HÀNG MỚI!
Hãy bắt tay làm những việc sau đây, bạn sẽ có những chiến lược để có thêm nhiều khách hàng mới với chiến lược marketing hiệu quả hơn!
• Phân tích những khách hàng mà doanh nghiệp giành được và để mất đi
Sự thay đổi trong hành vi là ngẫu nhiên, hay tương quan với xu hướng kinh doanh, các yếu tố kinh tế và xã hội, hay hoạt động của đối thủ cạnh tranh?
• Hành trình của khách hàng
Vì sao khách hàng thay đổi sản phẩm hay dịch vụ. Các khuôn mẫu mua hàng có thể cho thấy họ mua một sản phẩm nào đó tiếp sau một sản phẩm khác. Chẳng hạn trong 70 % trường hợp, sau khi mua một chiếc váy, khách hàng sẽ mua thêm một đôi giày để đi với nó.
Sự liên kết giữa các loại sản phẩm và khả năng khách hàng xuôi theo một chuỗi hành động có thể tác động đến cách sắp xếp hàng hóa trong một cửa hiệu và cách mua bán hay khuyến mãi vào một số thời điểm nào đó trong năm.
• Khả năng lôi cuốn khách hàng
Chiến dịch marketing đã tiếp cận đúng đối tượng khách hàng chưa? Việc tăng hiệu quả của chiến dịch (ví dụ số khách hàng có phản ứng tích cực tăng lên, hay giảm chi phí tìm khách hàng mới) có thể giúp công ty tiết kiệm một khoản tiền lớn.
Khuynh hướng khách hàng mua các sản phẩm nào đó có thể được sử dụng để dự đoán hành vi tương lai đối với sản phẩm mới.
• Phân tích phản ứng khách hàng
Điều gì khiến khách hàng phản ứng hay không phản ứng với một chiến dịch? Khách hàng nào phản ứng thường xuyên nhất, đối với lời chào hàng nào?
• Phân tích khuyến mãi
Kết quả một chương trình khuyến mãi là gì?
Khách hàng nào mua sản phẩm cụ thể nào và tại sao?
Nhiệm vụ chủ yếu ở đây là giải thích hành vi được quan sát, rồi phân loại dựa trên nhóm khách hàng và sản phẩm bằng cách so sánh các phân khúc khách hàng trước và sau chương trình khuyến mãi đó.
• Phân tích việc mua hàng.
Khách hàng cá nhân mua những loại sản phẩm và dịch vụ nào?
• Phân tích tính thời vụ.
Khuôn mẫu mua hàng thay đổi như thế nào trong năm?
Doanh nghiệp có thể nghiên cứu khuôn mẫu thời vụ về sản phẩm và mối liên kết giữa các sản phẩm.
• Phân tích về thứ tự ưu tiên.
Khách hàng thích mua sản phẩm theo thứ tự nào? Điều này thay đổi như thế nào theo từng loại khách hàng?
• Lòng trung thành của khách hàng.
Yếu tố nào khiến khách hàng trung thành với một công ty hay một sản phẩm?
Bán sản phẩm và dịch vụ cộng thêm. Sản phẩm nào khác có thể chào bán cho khách hàng hiện tại?
• Xác định thị trường cao cấp và hướng mục tiêu marketing.
Những phân khúc nào đang tồn tại hay có khuôn mẫu mua hàng cụ thể nào chưa được nhận diện?
Sự tồn tại của nhiều phân khúc, thường là phân khúc nhỏ, giá trị cao, có thể là cơ hội chào bán sản phẩm dịch vụ mới.
Ví dụ, bạn phát hiện ra một nhóm nhỏ những người lái xe hiếm khi gặp tai nạn, mặc dù họ lái xe rất nhanh và tốn nhiều tiền để sửa chữa.
Bạn hãy chào bán sản phẩm bảo hiểm đặc biệt cho những người say mê xe thể thao loại cũ này.
• Phân tích kênh giao tiếp và phương tiện truyền thông.
Những kênh nào được đối tượng khách hàng nào đó yêu thích sử dụng? Sở thích của họ có thay đổi trong việc giao tiếp với doanh nghiệp không?
• Phân tích kênh phân phối.
Kênh nào đang được những loại khách hàng nào sử dụng, khi nào và cho sản phẩm nào?
Kênh nào sẽ thích hợp nhất với một khu vực địa lý khách hàng cho trước?
Số lượng chi nhánh tối ưu cần có để bao phủ thị trường là bao nhiêu?
• Phân tích giỏ hàng.
Có sự liên quan nào giữa các sản phẩm trong cùng một giỏ hàng, giữa các sản phẩm mua trong tuần, tháng hay năm?
Đây là sự ứng dụng cổ điển của phép phân tích về mối liên kết sản phẩm, qua đó xác định sự phụ thuộc giữa các hoạt động có vẻ như không liên quan gì đến nhau.