Trong kinh doanh, con ngựa tượng trưng cho may mắn, mang lại tài lộc, phát đạt và thăng tiến, tiền tài.
Câu nói “mã đáo thành công” xuất phát từ dân gian cũng thường được dùng khi nói về mong muốn sự nghiệp nhanh chóng hoàn thành, đạt thành tựu lớn.
Từ hình tượng con ngựa, nhiều bài học kinh doanh đã được rút ra mà bạn có thể vận dụng để giúp cho việc kinh doanh trở nên thuận lợi hơn.
1. Lãnh đạo giỏi là người biết quan tâm
Tương tự như chế độ mẫu hệ của người Việt xưa, quần thể ngựa thường được dẫn dắt bởi con cái.
Chính ngựa cái đầu đàn đảm nhận điều hành lãnh thổ và thiết lập trật tự và quy tắc cho cả bầy.
Do đó, đi ngược lại suy nghĩ thường thấy trong kinh doanh là người dẫn đầu phải mang sự “dũng mãnh, bất kham”. Với những suy nghĩ duy lý và chiêu trò mánh khóe thì trong quần thể ngựa; tính trực giác và phối hợp đồng thuận được đánh giá cao hơn.
Cơ chế bầy đàn của những người bạn 4 chân vô hình chung đã mang đến cho các doanh nhân hiện đại 2 góc nhìn mới.
Một là, quyền lực lãnh đạo cần được sử dụng để quan tâm người khác.
Hai là, hình mẫu quản trị dựa trên sự quan tâm lẫn nhau có thể tạo ra sức mạnh cùng kết quả đáng ngạc nhiên.
Xưa Gia Cát Lượng từng nói: “Một người có tấm lòng nhân đạo trải rộng tới mọi người dưới quyền. Đáng tin cậy, công bằng sẽ giành được sự trung thành và tín nhiệm. Nếu họ coi mọi người như người thân trong gia đình; người đó là lãnh đạo đẳng cấp thế giới, là người không thể bị chống lại”.
2. Chậm lại để tập trung tạo thành quả trong hiện tại
Thực tế, loài ngựa có đến 17 biểu cảm khuôn mặt khác nhau. Tuy nhiên, bạn phải tinh ý và quan sát thật chậm rãi mới nhận ra được.
Sự thay đổi chậm rãi trong biểu cảm khuôn mặt của con tuấn mã này; Nhắc người lãnh đạo không nên ép mình tiến quá nhanh đến tương lại, e ngại về thất bại.
Thay vào đó, hãy tập trung cho hiện tại, mỗi ngày nỗ lực; bền bỉ và hết mình vì chí hướng để không chỉ thành công; mà còn ở trong trạng thái hạnh phúc.
Khi đó, trên con đường kinh doanh có gặp khó khăn; Trắc trở hay giông bão cũng không khiến bạn sờn lòng, nản chí
Ngựa cũng có thể đọc biết biểu cảm của con người; điều này cũng tương tự với việc đọc vị người khác.
Người lãnh đạo giỏi thường có khả năng quan sát nhanh nhạy. Để nắm bắt được trạng thái cảm xúc của đối tác hay cấp dưới. Để điều chỉnh cách giao tiếp, chuyển hướng cuộc đàm phán/nói chuyện theo chiều hướng tích cực.
3. Xác định ranh giới rõ ràng
Việc phân chia ranh giới trong đàn ngựa luôn được đảm bảo duy trì. Để củng cố trật tự, sự quan tâm đến các thành viên trong đàn. Và sự bền vững của cả quần thể, ngựa có rất nhiều cách thức để thiết lập ranh giới.
Hãy nhìn vào việc kinh doanh từ thế giới quan của loài ngựa. Các công ty vừa và nhỏ thường gặp phải vấn đề lớn; Khi có từ 2 đến 3 người cùng góp vốn kinh doanh và điều hành.
Do đó, không có sự phân chia quyền lực và trách nhiệm rõ ràng. Mọi việc được giải quyết dựa trên nguyên tắc đồng thuận.
Thế nên, công ty không có lãnh đạo duy nhất cũng như người chịu trách nhiệm sau cùng; Dẫn đến các quyết định đưa ra thiếu nhất quán và hiệu quả.
Đó là chưa kể đến mâu thuẫn phát sinh và bất đồng đến từ việc phân chia đồng đều quyền lực.
Ngoài ra, việc thiết lập ranh giới của những chú ngựa cũng có thể áp dụng cho chiến lược đa dạng hóa hay tập trung của công ty.
Rất nhiều doanh nghiệp vì ảo tưởng kiếm tiền ở một thị trường mới mà đã đi quá giới hạn cho phép dẫn đến thất bại.
Xác định ranh giới và biết mình ở đâu giữa lằn ranh đó là rất quan trọng đối với bất kì một nhà kinh doanh nào.
4. Hiệu ứng con ngựa lười trong kinh tế học
Có một câu chuyện như thế này. Hai con ngựa mỗi con kéo một xe hàng. Một con thì đi nhanh, một con thì vừa đi vừa nhởn nhơ gặm cỏ.
Người chủ thấy vậy đã mang toàn bộ hàng chất lên lưng con ngựa chậm chạp chuyển lên con ngựa đi nhanh.
Con ngựa lười thấy vậy cười khoái chí và nghĩ: “Hà hà! Càng nỗ lực thì lại càng bị đày đọa!”.
Nhưng thật không ngờ rằng, cùng lúc đó người chủ lại nghĩ: “Một con ngựa là đủ để kéo xe rồi, tại sao mình lại phải nuôi 2 con?”.
Kết cục con ngựa lười sau đó đã bị làm thịt.
Đây cũng là bài học lớn đối với con người. Trong một doanh nghiệp, nếu việc bạn làm không đem lại giá trị cho công ty. Thì chắc chắn, ngày bạn bị đá văng đi sẽ không còn xa nữa.
Nhìn chung, để có thể đi xa cùng với doanh nghiệp, những cá nhân luôn cố gắng, nỗ lực, chăm chỉ sẽ được trọng dụng và họ sẽ được nhận về thành quả xứng đáng.
Ngược lại, những đối tượng lười biếng, thích sự an nhàn sẽ nhận về kết cục thảm hại.
5. Tôn ti trật tự là nền tảng cho sự phát triển bền vững
Các nghiên cứu từ những nhà động vật học hành vi đã chỉ ra cơ cấu xã hội của loài ngựa được tổ chức chặt chẽ trong một quần thể có phân định rạch ròi.
Các cá thể đều nhất mực vâng phục theo quy tắc chung và tôn trọng vị trí đầu đàn cũng như nhiệm vụ của bản thân.
Theo nghiên cứu của tiến sĩ Sue M.McDonnell đến từ Đại học Thú Y Pennsylvania, chỉ một cái phẩy tai hoặc vẫy đuôi từ một cá thể là đủ để “nói chuyện” với cả đàn.
Trên phương diện kinh doanh, doanh nghiệp nhất thiết phải đặt trật tự, đạo đức cũng như văn hoá công ty làm kim chỉ nam cho mọi hành động.
Việc lơ là nguyên tắc và văn hóa công ty sẽ “xô” doanh nghiệp dù tiềm năng đến đâu đi nữa xuống “vũng lầy” không thể gột sạch.
6. Thái độ quyết định thành công
Những chú ngựa là minh chứng rõ nét nhất cho câu “Thái độ quyết định thành công”. Thái độ luôn đi trước và bộc lộ hết thảy điều bạn muốn nói trước khi ngôn từ được thốt ra. Người thành công nhất thường là những người “nói ít, làm nhiều”.
Họ không cố gắng thể hiện thành tựu đạt được mà để kết quả tạo ra tự lên tiếng.
Tính bầy đàn từ loài ngựa cũng nêu lên một bài học; đó chính là khi làm việc với những người lãnh đạo đồng cấp hay cấp dưới. Nếu dùng thái độ dửng dưng, không hợp tác thì “những chú ngựa khác” cũng sẽ không muốn “hợp tác” với bạn.
7. Cởi mở với điều mới
Việc dành thời gian thảnh thơi bên những chú ngựa; sẽ mang lại cho người cưỡi nó cảm giác thảnh thơi cùng điều mới lạ mà trước đây chưa từng nghĩ tới. Điều này đồng nghĩa với việc giữ một tâm thế cởi mở để sẵn sàng học hỏi những điều mới.
Trong kinh doanh, sai lầm chết người chính là khư khư giữ những giả định hay suy nghĩ cảm tính về mọi thứ. Mà không cởi mở trước lối tư duy hoặc các góc nhìn nhận khác nhau.
Điều này có thể kéo theo việc phán đoán duy lý, nhận thức sai lệch về vấn đề đang tồn tại.
8. Nhất quán và thành thực để tạo ảnh hưởng tốt
Quan sát những chú ngựa, các doanh nhân sẽ nhận ra 2 phẩm chất vốn rất cần thiết cho một người muốn trở thành người lãnh đạo giỏi.
Đó chính là sự nhất quán và trung thực. Khi bước vào một môi trường cụ thể, tầm ảnh hưởng của bạn sẽ được phát triển thông qua sự thành thực trong giao tiếp. Điều bạn nói và điều bạn nghĩ phải nhất quán với nhau.
93% hành vi giao tiếp của chúng ta là cử chỉ phi ngôn từ. Do đó hãy thành thực ngay từ những ngày đầu và cẩn trọng với những gì mình suy nghĩ. Để điều bạn thể hiện có thể tạo ra thiện cảm với mọi người xung quanh.
9. Yếu tố di truyền là chưa đủ để làm nên thành công
Trong việc đua ngựa, yếu tố dòng máu và di truyền là rất quan trọng. Điều này tương đương với chỉ số thông minh của một người. Song những thứ này chưa đủ để tạo nên thành công.
Những con ngựa đua dành chiến thắng nhiều nhất là những con được huấn luyện nhiều và sử dụng các kỹ thuật tốt nhất.
Con người cũng vậy. Những người con được thừa hưởng gen di truyền tốt của bố mẹ sẽ không thể có tài năng vượt trội; Hay đạt được thành tựu đáng giá nếu như không trải qua một quá trình rèn luyện, nỗ lực và “thử lửa”.
Thành công trong kinh doanh còn đòi hỏi nhiều sự bền bỉ và phấn đấu hơn nhiều.
10. Không phản ứng tức thời
Não ngựa có hai mặt, một mặt suy nghĩ và một mặt phản ứng. Chìa khóa để huấn luyện ngựa chính là sử dụng mặt suy nghĩ của nó và kiềm chế mặt phản ứng.
Là người lãnh đạo, khi phải đối mặt với rủi ro cùng sự cạnh tranh, ganh đua từ đối thủ. Bạn không nên tức giận hay lo lắng, sợ hãi mà cần bình tĩnh để tìm kiếm giải pháp.
Đặc biệt, nếu bạn đang muốn dấn thân, phát triển trong lĩnh vực đầu tư, sự hấp tấp sẽ khiến bạn dễ “ngã ngựa” một cách đau đớn.