Hầu hết các doanh nghiệp; khi mới phát triển giai đoạn đầu họ thường đầu tư rất nhiều cho khâu quản lý; khâu sản xuất.
Nhiều lúc khiến bộ máy vận hành trở nên cồng kềnh quá mức mà không sử dụng hết công suất.
Đó chính là sự lãng phí cần tránh nếu muốn tối ưu lợi nhuận thu về.
Thay vì chỉ chăm chăm đuổi theo doanh số mà quên đi chi phí dư thừa mỗi tháng.
Cách để bạn giảm bớt chi phí không cần thiết mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ:
Phân tích quy trình sản xuất của bạn để tìm ra những điểm không hiệu quả và lãng phí. Hỏi những người làm việc trong quy trình về việc họ có thể cải thiện tình hình như thế nào.
Điều này cũng có thể áp dụng được cho doanh nghiệp dịch vụ, ngành sản xuất và chế biến.
Tạo một kế hoạch khả thi và rõ ràng về việc cắt giảm những khu vực kém hiệu quả; và thay thế chúng bằng các hoạt động hợp lý hơn.
Quyết định thành quả của kế hoạch này trông ra sao; được đo lường như thế nào, và khi nào thì nó sẽ được nghiệm thu.
Cẩn trọng khi đưa ra kế hoạch mới. Các thay đổi ở bất cứ quy trình nào cũng có thể có những hệ quả ngoài dự đoán; hãy cảnh giác với những vấn đề có thể xảy ra này và hãy sẵn sàng với việc phải điều chỉnh để xử lý.
Tiết kiệm chi phí cũng áp dụng cho đội ngũ nhân viên; khi bạn thay đổi cơ cấu bộ máy sẽ có một số bộ phần thích “làm nhẹ lương cao” khó chịu. Vì họ đã quen với tần suất làm việc kém hiệu quả như cũ.
Khi bạn cải cách khiến họ phải làm việc nhiều hơn. Nếu những thành phần này không quá quan trọng hoặc ngoan cố không muốn hợp tác; thì đây cũng là dịp bạn thanh lọc lại đội ngủ nhân viên của mình.
Nghe khá khó đấy, vì rất có thể đây là cơ hội mới; nhưng cũng là thử thách mới cho các nhà quản lý. Tuy nhiên, muốn bức phá bạn cần chiến lược cụ thể và hành động ngay thôi!