Có bảy loại hình thông minh khác nhau. Chỉ cần xuất sắc một trong bảy loại này, bạn sẽ có một nền tảng tốt để trở thành doanh nhân thành đạt.
Bảy Loại Hình Thông Minh Howard Gardner; nhà tâm lý học phát triển kiêm giáo sư nhận thức và giáo dục tại Đại học Harvard Graduate School of Education. Đã phát triển một lý thuyết cho rằng; không chỉ có một loại hình thông minh mà có đến bảy loại hình thông minh khác nhau.
Trong bảy loại hình đó có một loại đặc biệt quan trọng mà bạn cần nắm vững nếu muốn có được cái chạm tay Hoá Vàng.
Gardner tin rằng người ta có những loại hình thông minh khác nhau với nhiều cách học và cách xử lý thông tin khác nhau.
Dù đồng ý với ông hay không; chúng ta vẫn có thể nghĩ ra những người có năng khiếu đặc biệt trong một; hoặc nhiều lĩnh vực mà Gardner gọi là trí thông minh.
Chúng ta biết có những nhạc sĩ thiên tài hay những vận động viên năng khiếu. Chúng ta biết có những phù thủy toán học hay những nhà thiết kế đáng kinh ngạc.
Trong số bảy trí thông minh đó có một trí thông minh cực kỳ quan trọng để trở thành một doanh nhân thành công.
Bạn không nhất thiết phải là một thiên tài, nhưng nếu không có năng thiên bẩm về nó thì bạn phải học.
Chúng ta hãy tìm hiểu thêm một chút để có một cái nhìn chung về thế giới doanh nhân. Bạn có thể đoán được trí thông minh nào là chỉ số quan trọng nhất cho sự thành công trong kinh doanh không ?
Thông minh ngôn ngữ
Những người học giỏi ở trường, các sinh viên hạng “A”; thường có khả năng bẩm sinh về trí thông minh ngôn ngữ. Họ có khả năng đọc viết xuất sắc.
Họ có thể trích dẫn những tác giả nổi tiếng và làm tốt các bài kiểm tra luận văn. Trong kinh doanh, những sinh viên này có thể trở thành các luật sư.
Thông minh logic – toán học
Những người này yêu thích các con số và thích giải quyết các vấn đề toán học.
Họ có thể cho bạn đáp số thập phân tương đương của một phân số nhanh hơn khi bạn làm tính bằng điện thoại di động.
Họ thường là những học sinh xuất sắc và nhiều người trong số họ có nhiều bằng cấp cao.
Nhiều người được giữ lại trường sau khi tốt nghiệp và trở thành giáo viên; giáo sư, hay các nhà nghiên cứu.
Họ cũng có thể làm việc cho các trường đại học, các tập đoàn và chính phủ. Những sinh viên giỏi toán thường nghiêng về kế toán, lập trình máy tính hoặc kỹ thuật.
Thông minh vận động cơ thể
Hầu hết các vận động viên đều có năng khiếu về vận động cơ thể. Những người tài năng ưu tú nhất có thể trở thành vận động viên hoặc vũ công chuyên nghiệp.
Một số khác có thể nghiêng về những lĩnh vực y tế hoặc giải trí.
Thông minh không gian
Những người có trí thông minh này thường có khuynh hướng nghệ thuật. Học tập ở các trường nghệ thuật; và một số họ trở thành những nghệ sĩ rất thành công.
Những người có trí thông minh không gian thường là các kiến trúc sư; thiết kế nội thất, nghệ sĩ đồ họa, và các nhà phát triển website.
Thông minh âm nhạc.
Những người có trí thông minh này thường ước mơ trở thành một ngôi sao nhạc rock; hoặc ca sĩ chính trong một ban nhạc.
Một số người khao khát được chơi trong một dàn nhạc giao hưởng.
Họ có thể cầm lên một nhạc cụ và nhanh chóng làm quen với nó. Họ có thể nghe và nhận biết các nốt nhạc một cách kỳ diệu.
Những người có loại trí thông minh này luôn cảm thấy hạnh phúc khi được biểu diễn. Và họ tìm kiếm sự nghiệp của mình trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn âm nhạc.
Thông minh tương tác cá nhân
Loại trí thông minh này rất quan trọng đối với những người truyền thông chuyên nghiệp. Chẳng hạn như các chính trị gia, các nhà thuyết pháp; những người bán hàng và các chuyên gia quảng cáo.
Những người có năng khiếu này thường rất tự nhiên trong các cuộc họp mặt; dễ dàng lôi cuốn những người mới, kết bạn và xây dựng mối quan hệ. Họ là những “người của đám đông”.
Thông minh nội tâm
Nếu trí thông minh tương tác cá nhân là khả năng giao tiếp với người khác; Thì trí thông minh nội tâm là khả năng giao tiếp với chính bản thân mình.
Những người sở hữu loại trí thông minh này có thể kiểm soát những suy nghĩ của riêng họ. Nói chi tiết hơn, trí thông minh nội tâm thường được gọi là trí tuệ cảm xúc (emotional intelligence).
Đó là khả năng kiểm soát những cảm xúc như sợ hãi, tham lam; giận dữ, buồn bã, và yêu thương.
Chẳng hạn như khi bạn sợ; bạn có phản ứng bằng cách bỏ chạy. Hay bạn sẽ tự nhủ với bản thân là hãy bình tĩnh và phản hồi chứ không phản ứng ?
Khi tức giận, bạn có kiểm soát được cơn nóng giận của bạn không. Hay là bạn sẽ nổi trận lôi đình và nói ra những điều khiến bạn ân hận về sau ?
Đó là một số ví dụ về trí thông minh nội tâm.
=>TRÍ THÔNG MINH NỘI TÂM
Còn gọi là trí thông minh thành công, bởi vì nó rất cần để người ta có thể thành công với những loại thông minh khác.
Ví dụ, một người có thể là một thiên tài ngôn ngữ; nhưng nếu không có trí thông minh nội tâm hay trí tuệ cảm xúc; thì họ có thể sẽ không bao giờ học tốt được. Và sẽ gặp thất bại giống như những người yếu kém kỹ năng ngôn ngữ.
Những vận động viên năng khiếu với trí thông minh vận động cơ thể có thể không bao giờ đạt được mức độ chuyên nghiệp. Nếu họ không luyện tập và không kiểm soát được cảm xúc bản thân mình.
Cũng tương tự với trí thông minh âm nhạc và các loại trí thông minh khác. Có bao giờ bạn nghe một bình luận viên golf nói rằng; một tay golf “làm chủ được trò chơi trí tuệ này” không ?
Những gì một bình luận viên hay nói là người chơi golf có “trí thông minh nội tâm” tốt. Đó là lý do tại sao trí thông minh nội tâm thường được gọi là trí thông minh thành công.