Hãy biết nhận diện sớm để biết cách ứng xử tốt và không làm mất đi tinh thần và sức lực của bạn!
Hãy nhớ, cách bạn CẢM NHẬN về bản thân và công việc mà bạn đang làm QUYẾT ĐỊNH phần lớn mức độ LẠC QUAN, NHIỆT HUYẾT và NIỀM VUI CỦA BẠN!
Khi bạn có cảm nhận tích cực và vui vẻ với sản phẩm/dịch vụ và công việc của mình. Bạn sẽ trở nên tích cực hơn và có khả năng thuyết phục tốt hơn trong quá trình tương tác với khách hàng tiềm năng.
Tiếp tục chào hàng những người tiêu cực có thể tạo cho bạn cảm giác không thoải mái.
Một khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng tiêu cực; hay chỉ trích có thể làm bạn mất hứng trong suốt cả một ngày. Hoặc thậm chí cả tháng, rút cạn những năng lượng mà bạn cần để gặp gỡ những khách hàng mới.
Đây là một điểm vô cùng quan trọng. Với tư cách là người đứng đầu trong số những người bán hàng ở lĩnh vực mà bạn đang hoạt động. Một trong số những mục tiêu chính của bạn là luôn giữ trong mình năng lượng tích cực ở mức cao nhất có thể.
Để làm được điều này, bạn phải giảm lượng thời gian mà bạn dành để tiếp xúc với những người tiêu cực. Họ sẽ đến trong bộ dạng của những khách hàng ít tiềm năng đối với sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang bán.
Ngay khi bạn nhận ra rằng mình đang tiếp xúc với một người tiêu cực hay một khách hàng ít tiềm năng. Hãy nhanh chóng dừng câu chuyện, chúc sức khỏe người đó và rời đi.
Hãy đến gặp người tiếp theo, người tích cực và dễ tiếp nhận những gì bạn đang nói về sản phẩm của mình hơn.
Có một nguyên tắc đơn giản trong tìm kiếm nói rằng: “Một số người sẵn sàng. Một số người thì không. Vậy thì sao? Có một số người khác đang chờ đợi.”
Công việc của bạn là nhanh chóng kết thúc cuộc gặp gỡ với những khách hàng ít tiềm năng; Để có thể tìm gặp những khách hàng tiềm năng hơn.
Tìm cách để dành ít thời gian nhất có thể với những người khiến bạn chán đến phát ốm; Bằng cách nhận ra dấu hiệu của một khách hàng ít tiềm năng:
• KHÁCH HÀNG ÍT TIỀM NĂNG LÀ MỘT NGƯỜI RẤT KHÓ TÍNH.
Những người này không ngớt phàn nàn và chỉ trích bạn, sản phẩm/dịch vụ của bạn, công ty bạn; Và thường là cả công ty của chính họ và những đồng nghiệp của họ.
Bất cứ khi nào bạn gặp một người như vậy, hãy luôn nhớ: “Bạn không phải là mục tiêu.”
Người này đã từng có quan điểm tiêu cực và không vui vẻ từ trước khi bạn có mặt ở đây. Và sẽ tiếp tục là một người tiêu cực và không vui vẻ ngay cả khi bạn đã rời đi.
Thái độ và tính cách tiêu cực này không liên quan gì đến sản phẩm/dịch vụ của bạn cả. Nó chỉ đơn giản là một phần của cách người đó nhìn nhận thế giới mà thôi.
Khi tiếp xúc với một người tiêu cực; Hoặc không vui vẻ – một người luôn chỉ trích và phàn nàn – bạn cần phải cư xử hoàn toàn ngược lại.
Hãy tỏ ra là một người lịch sự, nhã nhặn và lịch thiệp. Hãy nói “làm ơn” và “cảm ơn”. Khi bạn nhận ra mình đang làm việc với một người tiêu cực;
Hãy đứng dậy và nói một điều gì đó kiểu như: “Có vẻ như đây không phải là thời điểm tốt để nói về sản phẩm của tôi. Tại sao chúng ta lại không gặp lại nhau vào một ngày khác nhỉ; Và khi đó chúng ta sẽ thảo luận sâu hơn về vấn đề này?”
Sau đó bạn cảm ơn người này vì đã dành thời gian cho bạn; chúc anh ấy một ngày tốt lành, và bạn rời đi.
Mục tiêu của bạn là giảm thiểu thời gian dành cho những khách hàng khó tính. Bạn sẽ luôn luôn cảm thấy vui hơn và sôi nổi hơn khi rời đi.
• KHÁCH HÀNG ÍT TIỀM NĂNG NHÌN THẤY RẤT ÍT LỢI ÍCH TỪ SẢN PHẨM/DỊCH VỤ MÀ BẠN CHÀO BÁN.
Trong khi khách hàng nhiều tiềm năng luôn quan tâm đến những gì bạn nói; đặt câu hỏi và tích cực tham gia vào cuộc trò chuyện. Thì khách hàng ít tiềm năng chỉ ngồi đó với rất ít cảm xúc; thường tỏ vẻ nghi ngờ những gì bạn đang nói.
Một lần nữa, hãy nhớ rằng phản ứng này không liên quan gì tới sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp.
Rất nhiều người nhìn nhận các sản phẩm/dịch vụ mới là thứ gây ra những ảnh hưởng không cần thiết. Và phiền phức đến cuộc sống hiện tại, là mối đe dọa đến “vùng thoải mái” của họ.
Khi bạn có vẻ như không hề nhận được phản hồi tích cực; hay không gây được sự chú ý từ phía người đối diện, hãy dừng lại. Hãy bớt quan tâm đến họ.
Hãy chấp nhận rằng đã có một khoảng thời gian được sử dụng không mấy hiệu quả; Và rằng ở đâu đó; có một ai đó có thể mua sản phẩm/dịch vụ của bạn, đang chờ bạn đến.
Bạn càng dành nhiều thời gian với người tiêu cực này; thì bạn càng khiến cho những khách hàng đầy tiềm năng khác của bạn phải chờ đợi lâu hơn; cho dù họ có đang ở đâu đi chăng nữa.
• MỘT KHÁCH HÀNG ÍT TIỀM NĂNG THƯỜNG TRANH LUẬN; VÀ PHÀN NÀN LIÊN TỤC VỀ GIÁ CẢ; HOẶC CHẤT LƯỢNG CỦA SẢN PHẨM/DỊCH VỤ MÀ BẠN CUNG CẤP.
Đó là những người dễ làm cho bạn phát điên lên nhất trong số tất cả những khách hàng ít tiềm năng.
Họ nói với bạn rằng giá bán của bạn quá cao, rằng giá cả và chất lượng của đối thủ cạnh tranh của bạn tốt hơn nhiều; Và rằng sản phẩm/dịch vụ của bạn không thực sự tốt.
Việc đánh giá này có thể không đúng. Rất có thể là vị khách hàng này đã có một ngày tồi tệ. Và bạn chỉ là nạn nhân của một trò chơi mang tên “giận cá chém thớt” mà thôi.
Vị khách hàng này trút gánh nặng lên bạn để giải tỏa một số vấn đề tiêu cực khác trong cuộc sống của anh ta.
Bởi bạn là một chuyên gia bán hàng lịch sự và kiên nhẫn. Bạn sẽ cam chịu những đánh giá tiêu cực của người đối diện; về chất lượng hay giá cả của dịch vụ mà bạn cung cấp, nhưng chỉ trong một quãng thời gian rất ngắn thôi.
Hãy luôn lịch thiệp.
Đừng bao giờ phản ứng lại với một lời phàn nàn hay chỉ trích bằng một câu trả lời.
Thay vào đó, hãy đặt câu hỏi, chẳng hạn như:
“Tại sao anh lại nói thế? Ý của anh thực sự là gì? Từ đâu mà anh có ý tưởng (hay quan điểm) đó?”
Bằng cách đặt câu hỏi, bạn giữ được thái độ bình tĩnh; tích cực và lịch sự đồng thời vẫn hoàn toàn kiểm soát được cuộc trò chuyện.
Bằng cách đặt câu hỏi, bạn xoa dịu mọi cảm xúc tiêu cực có thể xuất hiện; mà vốn nó xuất phát từ sự tiêu cực của người đối diện.
• MỘT KHÁCH HÀNG ÍT TIỀM NĂNG CẢM THẤY HOÀN TOÀN HÀI LÒNG VỚI NHÀ CUNG CẤP HIỆN TẠI CỦA MÌNH.
Nếu khách hàng đã cảm thấy hoàn toàn hài lòng với công ty gần đây cung cấp sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang chào bán cho họ; thì bạn nên chấp nhận điều đó và rời đi.
Đây là một kiểu quan hệ bán hàng mà bạn muốn phát triển và duy trì.
Trong tình huống này, hãy tìm cơ hội để học hỏi một vài điều có thể có ích cho bạn trong tương lai.
Bạn có thể hỏi: “Anh thích nhất điều gì ở nhà cung cấp hiện tại của anh?”
Đôi khi, một khách hàng vui vẻ sẽ cho bạn những hiểu biết sâu sắc về những gì bạn cần phải làm nhiều hơn; hay giảm bớt. Để xây dựng và duy trì những mối quan hệ khách hàng có chất lượng cao.
• KHÁCH HÀNG ÍT TIỀM NĂNG CÓ THỂ LÀ MỘT NGƯỜI MUA SẢN PHẨM/DỊCH VỤ CỦA BẠN; VỚI SỐ LƯỢNG NHỎ.
Tất nhiên, chẳng có vấn đề gì với những khách hàng nhỏ cả. Nhưng việc đầu tư một lượng thời gian khổng lồ chỉ để giành được những khách hàng nhỏ hẳn không phải là một ý tưởng tốt.
Thậm chí là khi những khách hàng ít tiềm năng này nhận thức được rằng sản phẩm/dịch vụ của bạn thực sự lý tưởng với họ. Thì những khách hàng lớn hơn, có tiềm năng hơn cũng vẫn đang chờ bạn đến gặp.
• KHÁCH HÀNG ÍT TIỀM NĂNG KHÔNG PHẢI LÀ MỘT ỨNG CỬ VIÊN TỐT CHO VAI TRÒ MARKETING TRUYỀN MIỆNG.
Rất nhiều khách hàng tiềm năng (cá nhân hay công ty) hoàn toàn không được bất cứ ai trong số khách hàng tiềm năng của bạn biết tới.
Thậm chí nếu họ thích sản phẩm/ dịch vụ của bạn, họ cũng không thể giúp bạn có được thêm bất cứ khách hàng nào.
Bởi vậy bạn chẳng thể trông đợi gì ở việc họ sẽ giới thiệu được sản phẩm/dịch vụ của bạn tới một vị khách hàng tiềm năng nào khác.
• KHÁCH HÀNG ÍT TIỀM NĂNG LÀ MỘT NGƯỜI SỐNG CÁCH XA BẠN VỀ MẶT ĐỊA LÝ; VÀ KHIẾN BẠN GẶP NHIỀU KHÓ KHĂN NẾU MUỐN GHÉ THĂM HOẶC PHỤC VỤ.
Hãy nhớ, thời gian đi lại là “thời gian chết”. Việc khách hàng tiềm năng của bạn ở quá xa văn phòng của bạn; đồng nghĩa với việc họ rõ ràng không hấp dẫn bằng những khách hàng ở gần nơi làm việc của bạn hơn.
Nhưng cũng tuỳ sản phẩm dịch vụ mà nên tiếp tục hay “tạm hoản” với những khách hàng ở xa. Vì giờ đây dịch vụ giao nhận đã rất tốt, dịch vụ chăm sóc khách hàng online cũng phát triển. Nên việc ở xa không hẳn là nên chuyển khách khác.