Thường trực trong con người chúng ta luôn có hai nỗi sợ hãi. —–>>⁉⁉ Bạn sợ gì nhất?
?Nỗi sợ thứ nhất là bị đe dọa về mặt thể xác.
Khi chúng ta đối mặt với những tình huống nguy hiểm hằng ngày như chạy xe trên đường, ta luôn có cảm giác sợ những người lái xe vượt ẩu, say xỉn, lấn lề.
Lúc đó nỗi sợ hãi sẽ nói với chúng ta là hãy quan sát, chạy nhanh đi, né ra những con người đó ra mau.
Tất nhiên nỗi sợ này không phải là bằng chứng giả xuất hiện như thật; cũng không phải do trí tưởng tượng của bản thân tạo nên.
?Còn nỗi sợ thứ hai nó nằm trong đầu óc của chúng ta.
Chúng ta hay tưởng tượng những điều có thể xảy đến trong tương lai; ta suy nghĩ về những nỗi lo sợ ấy từ những kinh nghiệm trong quá khứ mà bản thân từng trải qua. Nó là bằng chứng giả xuất hiện như thật.
Hầu hết chúng ta có suy nghĩ nếu nỗi sợ hãi không lập tức đe dọa đến tinh thần và cơ thể chúng ta thì nỗi sợ ấy không có thực.
Bạn nên suy nghĩ lại, sợ hãi là để bạn dè chừng một vấn nào đó gặp phải trong cuộc sống; để bạn có thể tránh bị tổn thương. Nỗi lo sợ như một lời cảnh báo về sự nguy hiểm dành cho bạn có thể chuẩn bị xảy đến ngay tức khắc hoặc trong thời gian sắp tới.
Nếu lường trước được mọi việc sắp xảy đến bạn sẽ có thể lập ra các biện pháp hành động lại. Vậy nên khi ta lo sợ về tương lai thì đó cũng là nỗi sợ có ích cho bản thân mình.
?Đừng để nỗi sợ làm bạn chùng bước
??Nhưng chúng ta phải nhớ rằng, nỗi sợ không phải là vấn đề. Mà quan trọng nhất là đằng sau nỗi sợ hãi chính là cách nhìn nhận vấn đề đằng sau nỗi sợ hãi đó.
Một điều quan trọng: chúng ta không phải không sợ hãi. Vấn đề nằm ở chỗ chúng ta khám phá và rút ra được điều gì từ những nỗi sợ hãi đó không; bằng chứng cho sự sợ hãi đó có đúng không.
Nếu là giả thì bạn có thể thở phào nhẹ nhõm vì nỗi sợ đó không có thật
Chúng ta thường có cảm giác sợ những điều mình không biết tới; lúc đó trí tưởng tượng sẽ mường tượng mọi chuyện theo cách tệ hơn so với thực tế xảy đến.
?Biết sợ đúng lúc để kiểm soát được rủi ro
Dù vậy thì chúng ta cũng không nên hoàn toàn: không cần sợ. Không nên không sợ, mà ta nên sợ vừa phải cũng là một điều tốt.
Chắc bạn có thể chưa biết, nỗi sợ có thể thúc đẩy bạn hành động; tạo động lực cho bạn quyết định theo một cách khác hơn. Có khi nó còn có thể giúp bạn bước thêm một bước trong sự nghiệp của bạn.
Nhưng khi ta giữ và đặt nỗi sợ không đúng chỗ; thì lúc đó nỗi sợ của bạn lại thành một vấn đề cần được loại bỏ. Nó khiến bạn giậm chân tại chỗ trong cuộc sống hơn là sự an toàn.
Tốt nhất bạn đừng phí hoài thời gian để cố gắng loại bỏ sự sợ hãi của chính mình; Vì điều đó là không thể. Bản thân tôi cũng không phải là một người không biết sợ.
Chẳng ai là không biết sợ, và sẽ không bao giờ. Nhưng đừng quan tâm, bạn chẳng cần trở thành một người gan góc không biết sợ, chỉ cần sợ ít hơn mà thôi.
Để vượt qua nỗi sợ hãi bạn cần phải lắng nghe nỗi sợ của bản thân mình. Rút ra bài học cho bản thân bạn, lập ra hành động thích hợp để giải quyết.
–> Và rồi đặt nỗi sợ đó qua một bên và tiến lên.