NGUY HIỂM VỚI 10 CẠM BẨY “PHÁ HỎNG” ĐỜI DOANH NHÂN!

NGUY HIỂM VỚI 10 CẠM BẨY “PHÁ HỎNG” ĐỜI DOANH NHÂN!

Cạm bẫy # 1: Bẫy thời gian

Con người càng có ít thời gian nghỉ ngơi thì lại càng trân quý nó hơn bao giờ hết. Thời gian nghỉ ngơi trung bình ngày nay ít hơn rất nhiều so với thập niên 80.

Hầu hết mọi người làm việc lên đến 6 thậm chí hết 7 ngày 1 tuần chưa kể tăng ca.

Tạo một thói quen thì dễ hơn nhiều so với từ bỏ nó. Đừng tự nhủ kiểu “Tạm thời bây giờ thì tôi làm việc 60 giờ/tuần. Nhưng tôi sẽ tìm cách cắt giảm sau” Chuyện đó sẽ không bao giờ xảy ra.

Cạm bẫy # 2: Món mồi nhử lớn

Bạn sẽ có thêm nhiều cơ hội kiếm tiền, mở rộng quan hệ, gặp gỡ nhiều người; chuyển tới một căn nhà lớn hơn. Và đổi từ một doanh nghiệp nhỏ sang môi trường làm việc rộng lớn, chuyên nghiệp hơn.

Tất nhiên đó là cuộc đời của bạn, nhưng hãy nhớ đến những bài học vừa qua; Để đưa ra quyết định của mình, khi đứng trước sự lựa chọn giữa việc trở nên to lớn hay được tự do; giữa sự lớn lao với sự cân bằng.

Cạm bẫy # 3: Tiền bạc

Tiền bạc tác động lớn đến hành vi con người; tới mức khiến cho nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ vì khát khao phải thành công mà bị mờ mắt trước những thành tựu trong tài chính. Đã gạt bỏ đi những thành công trong cảm xúc, hôn nhân, cha mẹ hay xã hội.

Kiếm tiền thì dễ hơn tìm kiếm sự cân bằng rất nhiều; vậy nên người ta thường hay tìm đến nó hơn.

Những người mải mê chạy theo đồng tiền đều thấy rằng những gì họ đánh đổi còn giá trị hơn tiền rất nhiều. Trong số tất cả những cạm bẫy, tiền bạc là cái bẫy sầu nhất, to nhất và đen tối nhất. Không có tiền là không tốt, nhưng nhiều tiền quá cũng chẳng hay.

Đó là lý do vì sao những doanh nhân như John D. Rockefeller và Bill Gates chỉ dành nửa đầu cuộc đời để kiếm tiền; và phần còn lại là để cho đi.

Cạm bẫy # 4: Tâm lý chán nản

Bạn may mắn tìm được một công việc kiếm sống phù hợp; và bạn quyết định dồn tâm sức vào đó.

Bạn làm việc chăm chỉ và khôn ngoan, và sớm được hưởng thành quả rực rỡ. Nhưng sau một thời gian dài, bạn bắt đầu mất đi nhiệt huyết làm việc của mình.

Bạn có gắng duy trì vì bạn đã thành công, nhưng niềm vui công việc thì đã không còn nữa. Và cảm giác háo hức cũng đã biến mất. Không còn nhiệt huyết, bạn cảm thấy chán nản.

Những lúc như vậy, hãy tìm một điều mới để làm. Nếu như mồi lửa đã biến mất, hãy đi tìm một giấc mơ mới.

Nhiệt huyết sẽ tiếp nhiên liệu cho ngọn lửa của bạn, và nếu không có nó, ngọn lửa trong tâm hồn bạn sẽ biến mất – đó chính ngọn lửa đóng vai trò mấu chốt dẫn đến thành công.

Các chiến binh du kích biết rằng họ có thể châm lại ngòi lửa bằng một dự án mới, và điều đó cho thấy nếu càng yêu thích công việc của mình thì bạn càng làm tốt hơn.

Bởi vậy, nếu không còn cảm nhận được tình yêu, hãy kết thúc mối quan hệ này và bắt đầu một mối quan hệ khác.

10 cạm bẫy

Cạm bẫy # 5: Vướng bận của con người

Chúng tôi thực tâm ước rằng bạn sẽ không bao giờ đánh mất nhân cách ấm áp, khiếu hài hước hay tình yêu thương mọi người, trên con đường trở thành một doanh nhân thành đạt. Đáng buồn thay, có quá nhiều câu chuyện về những doanh nhân vươn tới đỉnh cao và bỏ lại dưới chân những trái tim tan vỡ.

Trong danh sách ưu tiên của các chiến binh du kích, con người xếp trên công việc, gia đình xếp trên công việc, tình yêu xếp trên công việc, và bản thân cũng thế. Chú tâm đến lợi nhuận không có nghĩa là để chúng làm lóa mắt.

Đặt trái tim của mình vào công việc nhưng không để nó trở nên sắt đá. Đạt được mọi điều bạn muốn nhưng đừng biến ai thành kẻ thù. Không có luật nào nói rằng bạn phải từ bỏ nhân tính của mình như một điều kiện để được trở thành doanh nhân thành đạt cả.

Cạm bẫy # 6: Mất tập trung

Bạn rất dễ mất tập trung, đặt mục tiêu vào nhầm chỗ và kết quả là dấn thân vào một hành trình đưa bạn xa rời khỏi giấc mơ của mình.

Bạn sẽ mải mê với những chi tiết hoạt động nhỏ lẻ và chệch hướng khỏi mục tiêu chính. Bạn mất thời gian ngấu nghiến những thứ lặt vặt thay vì nhìn ra toàn cảnh.

Bạn mở rộng tâm trí của mình để phát triển kinh doanh, nhưng vẫn luôn phải duy trì hướng đi của mình.

Cạm bẫy # 7: Hố đen hoàn hảo

Đứng đầu trong danh sách những kẻ lãng phí thời gian, phí hoài cuộc sống và hủy hoại công việc chính là đám người theo chủ nghĩa CẦU TOÀN VÀ THEO ĐUỔI SỰ HOÀN HẢO.

Người làm marketing hãy cố gắng hoàn thiện mọi thứ nhưng không bao giờ dồn toàn bộ thời gian, tâm sức của mình để đạt được nó.

Họ biết rằng trên thế giới hiện nay có rất nhiều doanh nhân dùng đến quá nửa thời gian để tô vẽ, đánh bóng cho những thứ không thể đánh bóng.

Họ chìm đắm trong những việc không cần thiết, dành thời gian cho những điều không thể đạt được.

Hãy để doanh nghiệp của bạn tránh xa cả sự không hoàn hảo và những kẻ cầu toàn.

Cạm bẫy # 8: Bẫy bán hàng

Cạm bẫy bán hàng là thứ khiến bạn buộc phải bán đi bán lại một thứ. Cách xử lý của một chiến binh du kích: Hãy bán những thứ sử dụng được nhiều lần.

Ví dụ, thay vì bán một cuốn tạp chí, họ bán dịch vụ đăng ký nhận tạp chí dài kì. Các chiến binh du kích luôn làm hết khả năng để có thể phát triển sản phẩm và dịch vụ của mình, khiến chúng thường xuyên được hỏi mua.

Nhiều món hàng được bán với doanh số đóng đinh lặp đi lặp lại, ví dụ: gói dịch vụ truyền hình cáp, từ dịch vụ lau dọn cho đến dịch vụ tã lót, từ kinh doanh bảo hiểm cho đến làm vườn, từ cước điện thoại cho đến chi phí xăng dầu, từ bảo trì bể bơi đến chăm sóc răng miệng.

Ta cần áp dụng tối đa những kỹ năng bán hàng của mình để chỉ bán hàng một lần mà có thể thu về nhiều năm lợi nhuận.

Nếu bạn rơi vào cái bẫy bán hàng một lần, bạn sẽ mất nhiều thời gian vào việc bán hàng hơn và không thể tận hưởng thành quả sau ngần ấy nỗ lực bỏ ra.

Cạm bẫy # 9: Nhàn cư vi bất thiện

Đừng bao giờ tin rằng thời gian nghỉ ngơi là thứ hoàn toàn tốt đẹp. Nếu bạn không biết tận dụng chúng; Thì sẽ có rất nhiều vấn đề đấy – từ việc cảm thấy nhàm chán cho đến việc lạm dụng chất gây nghiện.

Thành thực mà nói, rất nhiều người tận hưởng thời gian làm việc của mình hơn là khi nhàn rỗi. Bởi ít nhất thì họ biết được mình cần làm gì lúc đó; trong khi không hề có ý tưởng nào về cách sử dụng thời gian nghỉ ngơi cả.

Các chiến binh du kích có một manh mối để bám vào. Đó là một sở thích hoặc công việc hay đam mê gì đó ngoài chuyện đi làm kiếm tiền.

Họ tận hưởng thời gian giải trí của mình cũng như thời gian làm việc. Bởi họ đang làm điều mà mình thích; và bởi họ đã dành nhiều thời gian nghĩ xem qua đời là một trở ngại; Mình nên làm gì lúc rảnh. Họ biết rằng thời gian rảnh đôi khi cũng là một trở ngại.

Cạm bẫy # 10: Cú lừa nghỉ hưu

Có một sự thật khủng khiếp là: 75 % số người về hưu trong vòng 2 năm kể từ khi họ nghỉ.

Khi họ rời khỏi công việc của mình, dường như họ cũng rời khỏi cuộc sống của bản thân. Đừng phạm sai lầm khi lên kế hoạch nghỉ hưu cho mình.

Hãy lên kế hoạch hạn chế, giảm thiểu công việc nhưng không loại bỏ hoàn toàn nó. Công việc giúp bạn luôn sắc sảo, não bộ luôn được vận động. Ngưng làm việc khiến não của bạn bị teo nhỏ đi.

Những người nghỉ hưu, phần đông trong họ bận tâm đến điều gì ?

Trong một nghiên cứu: 38 % người tham gia nói rằng họ không đủ tiền trang trải cuộc sống; 29 % số người cho biết họ sợ mất đi sức khỏe; 8 % trong đám đông đó nói rằng họ quá rảnh rỗi và buồn chán.

Và 8 % người có mặt trong nghiên cứu cho biết có lẽ họ sẽ không sống đủ lâu để tận hưởng cuộc đời.

Các chiến binh du kích vẫn sẽ kiếm tiền bởi họ coi việc về hưu cũng giống như đi tù vậy.

Tiền sẽ tiếp tục chảy vào túi họ rất lâu ngay cả khi họ đã nghỉ hưu. Họ vẫn sẽ khỏe mạnh bởi những hoạt động cải thiện sức khỏe trong thời gian dài, và tuổi thọ của họ sẽ lâu hơn.

Họ không cần lo lắng về thời gian rảnh rỗi; họ sắp xếp sao cho mọi thứ cân bằng để có thể vừa làm vừa chơi.

Và họ đã sống tận hưởng suốt cả cuộc đời, được làm công việc mình thích – một lợi thế độc quyền mang thương hiệu doanh nhân du kích.

Hãy nhớ rằng, trong tự nhiên không có khái niệm nghỉ hưu. Và khi ta nắm rõ hơn về mối quan hệ của mình với tự nhiên. Ta cần hiểu rằng nghỉ hưu không phải điều tốt lành gì; và ta cần hạn chế nghĩ đến nó.

Là một doanh nhân, bạn là ông chủ của chính mình. Không ai có thể bắt bạn nghỉ hưu cả.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không còn hứng thú với công việc nữa ? Hãy “nghỉ hưu” – và sau đó tìm kiếm một giấc mơ mới.

Nhưng đừng bao giờ cho cuộc đời “nghỉ hưu”. Cái bẫy lên kế hoạch nghỉ hưu giống như đang lên kế hoạch kết liễu cuộc đời vậy – là kết quả của sự đình trệ lâu dài.

Share:FacebookX
Bình luận ý kiến